Làm răng sứ có đau không?

Ngày nay, làm răng sứ đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với các tín đồ làm đẹp. Tuy nhiên, cũng có những nghi vấn đặt ra xung quanh việc làm răng sứ. Trong đó, câu hỏi được quan tâm nhiều nhất đó là làm răng sứ có đau không? Nếu bạn có cùng mối quan tâm, hãy đọc tiếp để tìm lời giải đáp nhé!

Tổng quan

Làm răng sứ có đau không? 1

Làm răng sứ giúp mang lại nụ cười tự nhiên hoàn hảo

Răng sứ là những chiếc mũ (mão) được làm theo yêu cầu, được dán vào răng, vừa khít với nó và biến đổi chiếc răng về kích thước, độ bền và chức năng ban đầu. Dùng để bảo vệ và củng cố một chiếc răng. Khi không thể sửa chữa bằng phương pháp trám răng hay các phương pháp điều trị nha khoa khác.

Làm răng sứ (Porcelain Crowns), là phương pháp trong nha khoa thẩm mỹ. Nhằm phục hình răng, mang lại vẻ đẹp cho men răng, điều chỉnh lại vị trí răng mọc và giúp răng đều đặn hơn. Đây là phương pháp có tính thẩm mỹ cao, độ bền cao và không gây kích ứng cho cơ thể.

Khi nào cần làm răng sứ?

Có một số trường hợp mà làm răng sứ có thể được coi là cần thiết:

  • Để cung cấp sức mạnh cho răng dễ bị tổn thương, chẳng hạn như răng bị sâu nặng hoặc đã bị gãy.
  • Khi một chiếc răng không thể hỗ trợ trám răng, thì giải pháp thường là làm mão răng.
  • Mão răng thường cần thiết sau khi lấy tủy răng để răng có đủ sức mạnh để ăn nhai bình thường.
  • Mão có thể được sử dụng để cấy ghép răng hoặc hỗ trợ cầu răng để thay thế các răng đã mất.
  • Trong một số trường hợp, mão răng có thể được sử dụng để cải thiện vẻ ngoài của răng

Làm răng sứ có đau không?

Hãy yên tâm, làm răng sứ thường không đau. Đây là một thủ tục phổ biến và khá đơn giản. Việc làm răng sứ không gây cho bạn cảm giác đau đớn hay khó chịu so với cách trám răng thông thường. Nha sĩ sẽ đảm bảo rằng họ bôi thuốc gây tê cục bộ lên răng, nướu và các mô xung quanh của bạn. Nhưng thường cũng có tiêm thuốc tê, vì vậy bạn có thể cảm thấy đau nhẹ. Tuy nhiên, cảm giác đau sẽ nhanh chóng biến mất.

Nếu sau đó, răng của bạn vẫn bị đau liên tục và kéo dài thì bạn cần đến nha khoa thăm khám để kiểm tra tình trạng răng. Vì rất có thể bạn sẽ rơi vào 4 trường hợp dưới đây!

4 điều cần lưu ý khi làm răng sứ

Sự nhiễm trùng

Nếu bạn không thực hiện lấy tủy răng trước khi đặt mão răng, thì răng vẫn còn các dây thần kinh chạy tới. Mão răng có thể gây áp lực lên dây thần kinh bị chấn thương và nếu bị nhiễm trùng, nó có thể gây đau đớn.

Một nguyên nhân gây ra nhiễm trùng có thể là do vết trám răng trước đó có thể đã bị rò rỉ dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vào rễ thần kinh. Các dấu hiệu có thể bao gồm sưng nướu, đau khi nhai, nhạy cảm với nhiệt độ và sốt. Nếu gặp phải tình trạng đó, hãy liên hệ ngay với nha sĩ để nhanh chóng lấy tủy răng.

Sâu răng

Làm răng sứ có đau không? 2

Kể cả làm răng sứ, bạn cũng có tểh bị sâu răng

Hầu hết mọi người đều cho rằng vì bạn đã làm răng sứ nên sâu răng sẽ không còn là vấn đề nữa. Tuy nhiên, vì răng bên dưới mão răng vẫn còn sống. Nên sâu răng mới vẫn có thể hình thành ở ranh giới của răng và thân răng.

Sâu răng là do mảng bám răng tích tụ dẫn đến sâu răng. Nếu sâu răng đủ lớn có thể làm tổn thương dây thần kinh, răng có thể chết và dẫn đến nhiễm trùng. Trong trường hợp này sẽ phải lấy tủy răng. Cách tốt nhất để tránh sâu răng là vệ sinh răng miệng đúng cách và làm sạch răng định kỳ.

Gãy răng

Thân răng bị nứt có thể gây khó chịu và trong một số trường hợp gây đau nhẹ. Thói quen nghiến răng gây thêm áp lực lên thân răng và có thể dẫn đến nứt.

Bất kỳ sự nhạy cảm nào với nhiệt, lạnh hoặc không khí đều có thể do răng tiếp xúc với không khí từ vết nứt. Nếu bạn nhận thấy mão răng của mình bị nứt, vỡ, hãy nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám. Mặc dù gãy răng không phải là trường hợp khẩn cấp, trừ khi cơn đau dữ dội và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, nhưng mão răng vẫn cần được sửa chữa sớm.

Tụt nướu

Nếu mão răng bắt đầu nhạy cảm với nhiệt độ, có thể là do nướu xung quanh răng bị tụt theo thời gian. Làm lộ ra một phần chân răng. Đánh răng quá mạnh có thể dẫn đến tụt nướu.

Nướu bắt đầu tụt lại dễ bị mảng bám tích tụ hơn và có thể dẫn đến nhiễm trùng nướu. Hàm răng là một mô cứng, màu vàng, nằm dưới men răng. Mô màu vàng này lộ ra khi nướu bị tụt. Nếu điều này xảy ra, nha sĩ của bạn có thể đề nghị thực hiện một mão răng thay thế.

Mão răng của bạn phải cảm thấy thoải mái và không gây đau. Không nên bỏ qua triệu chứng đau răng. Nhiễm trùng, sâu răng, gãy răng và các vấn đề khác có thể trở nên trầm trọng hơn nếu không được chú ý và cần phải điều trị kịp thời.

Làm răng sứ có đau không? 3

Vệ sinh răng tốt và kiểm tra định kỳ là cách bảo vệ răng tốt nhất

Để giúp mão răng bền lâu, hãy giữ thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Chải răng và dùng chỉ nha khoa như đối với răng bình thường. Khám răng định kỳ để bảo vệ răng chắc khoẻ!

Rate this post
Lưu ý: Hiệu quả tùy thuộc vào trường hợp của mỗi người
Từ khóa:
Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện JW
Hơn 90% khách hàng khi được hỏi về địa chỉ nha khoa uy tín đều lựa chọn Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện JW. Quy tụ đội ngũ bác sĩ hơn 10 năm kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị và công nghệ nha khoa hàng đầu, Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện JW tự hào là đơn vị cung cấp các dịch vụ nha khoa cao cấp, giúp điều trị và làm đẹp răng chất lượng, đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

321321
Nha Khoa Bệnh Viện Hàn Quốc Nha Khoa Bệnh Viện Hàn Quốc Nha Khoa Bệnh Viện Hàn Quốc
Nha Khoa Bệnh Viện Hàn Quốc
//