Làm sao để thoát khỏi nỗi sợ khi “Niềng Răng Chỉnh Nha”

Với một số người, niềng răng dường như trở thành nỗi ám ảnh truyền kiếp. Cùng điểm lại những điều “gian nan” mà bạn phải đối mặt khi quyết định niềng răng cũng như bí quyết giúp bạn thoải mái hơn khi đeo niềng. Cùng tìm hiểu nhé!

Làm sao để thoát khỏi nỗi sợ niềng răng

Những điều bạn phải đối mặt khi niềng răng?

Mọi người đã quen với cụm từ niềng răng và những khó khăn gặp phải khi đeo niềng. Đây là những điều rất ít bác sĩ nha khoa nào nói với bạn. Bạn chỉ có thể tự cảm thấy  khi trải qua quá trình niềng răng mà thôi!

Niềng răng chỉnh nha

Những “khó khăn” trong quá trình đeo niềng bạn đều phải tự mình cảm nhận 

Một khi đã quyết, bạn sẽ phải chuẩn bị tinh thần cho những “gian nan”  trong “trận chiến làm đẹp” này. Bởi chúng không hề đơn giản. Điểm qua những khó khăn khi sống cùng mắc cài và dây cung để có được bí quyết giúp bạn không “khuất phục” trước phương pháp niềng răng chỉnh nha.

“Niềng răng” khổ lắm!

Đó là những gì bạn được nghe từ những người đi trước, những ai đã từng thực hiện phương pháp này. Điều này, làm nỗi sợ của bạn càng tăng cao khiến bạn do dự “có nên đi niềng răng không”

Niềng răng có đau không sẽ được trả lời trong thời gian đầu đeo niềng. Điều bạn phải đối mặt đầu tiên là ê ẩm khuôn hàm.

niềng răng có đau không?

Bạn có thể sẽ phải chịu ê buốt trong thời gian đầu đeo niềng

Ăn uống trong giai đoạn này cũng sẽ khó khăn hơn, bạn phải tạm xa những món ăn yêu thích. Chuyện “cắn xé” thức ăn dường như là không thể. Một số người gầy đi trông thấy khi thực hiện niềng răng.

Niềng răng

Bạn sẽ rất dễ gặp phải khó khăn trong ăn uống nếu có sở thích nhai kẹo cao su và ăn những thực phẩm cứng, chắc

Khó khăn khi ăn uống đã đành, bạn còn cần chú trọng nhiều đến việc chăm sóc. Đeo niềng sẽ khó vệ sinh răng hơn, khiến răng rất dễ mắc phải những bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Nhiều người sợ mất thẩm mỹ bởi hàm răng lởm chởm những chấm kim loại, khó khăn khi giao tiếp, đeo niềng cũng sẽ gây trở ngại cho bạn khi… hôn.

Niềng răng không thể hôn

Bạn sẽ khó khăn hơn để hôn nếu hàm răng đeo niềng

Đừng để niềng răng “đánh gục” bạn!

Bối rối và sợ hãi chỉ diễn ra trong giai đoạn đầu, nhưng phải có sự khó khăn bạn mới cảm nhận được kết quả. Đừng để niềng răng “đánh gục” bạn bằng lo lắng niềng răng có đau không? Nếu cứ tiếp tục lo sợ, bạn sẽ phải sống cùng nỗi tự ti cả đời. Thậm chí, với hàm răng khiếm khuyết, các bệnh lý răng miệng sẽ rất dễ tấn công.

Trường hợp cần niềng răng

Khuyết điểm trên răng không chỉ theo bạn cả đời mà còn khiến bạn đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, đừng do dự khi quyết định niềng răng!

Bất kể một công việc nào, nếu muốn thành công đều rất cần sự cố gắng. Niềng răng cũng vậy, nếu bạn vượt qa những khó khăn, bạn sẽ có được thành quả như ý.

Bí quyết giúp bạn thoải mái hơn khi đeo niềng?

Để giúp bạn thoát khỏi nỗi sợ khi niềng răng chỉnh nha cũng như giúp quá trình niềng răng được suôn sẻ, bạn cần ghi nhớ những lưu ý khi niềng răngĐây là việc bác sĩ luôn nhắc nhở bạn thực hiện sau khi hoàn tất quá trình gắn mắc cài và dây cung lên răng.

+ “Tạm biệt” ê buốt chỉ trong thời gian rất ngắn: Lực kéo của dây cung tác động lên mắc cài làm răng dịch chuyển là nguyên nhân của những cơn đau. Chỉ cần chịu đau một tí thôi bạn nhé, vì răng đang về đúng chỗ của mình rồi!

Niềng răng

Khi bạn quen dần với việc những chiếc răng của bạn đang âm thầm di chuyển, bạn đã chiến thắng trong trò chơi niềng răng!

Mách bạn bí quyết giảm đau hiệu quả,  hãy chườm đá bên ngoài chỗ bị ê. Cơn đau sẽ giảm đi trông thấy. Rồi bạn sẽ quen với sự dịch chuyển này rất nhanh.

Chườm đá giảm đau

Chườm đá có thể giúp bạn giảm đau hiệu quả hơn

Khi chúng xảy ra thường xuyên hơn bạn sẽ không còn đau nhức hay ê buốt nữa. Sau tuần đầu tiên, mọi hoạt động sẽ trở lại bình thường.

+ Hãy ăn những thức ăn tốt hơn cho sức khỏe và hàm răng: Hàm răng của bạn không còn trơn tru như trước nên ăn uống cần được chú trọng. Bạn không muốn thức ăn mắc phải trên răng mất thẩm mỹ hoặc khiến răng đối mặt với nguy cơ mắc bệnh lý đúng không?

Nếu bạn không biết nên ăn gì có thể tham khảo những món ăn mềm, dễ nhai được liệt kê trên ảnh nhé!

Vì thế, hãy ăn những thực phẩm dễ nhai, mềm, không bết dính. Tạm “chia tay “với những thực phẩm rắn, cứng, càng không được dùng răng giằng xé chúng. Đến khi bạn đã quen với mắc cài và dây cung, bạn có thể ăn những món ăn yêu thích. Niềng răng sẽ tập cho bạn thói quen cắt nhỏ thức ăn và từ từ thưởng thức.

+ Dành sự chăm sóc đặc biệt hơn cho răng khi đeo niềng: Vệ sinh răng miệng là điều cần được chú trọng và phải được quan tâm đặc biệt hơn khi niềng răng. Chăm sóc và vệ sinh kĩ sẽ giúp răng giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng.

chăm sóc khi đeo niềng

Hãy chăm sóc và vệ sinh cho răng thật tốt để việc niềng răng không trở thành “công cốc”

Chăm chỉ chải răng hơn sau mỗi lần ăn uống, nếu có thể hãy “sắm” riêng cho răng bàn chải chuyên dụng. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Bạn cũng có thể sử dụng nước súc miệng để diệt khuẩn nhưng chỉ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

+ Đừng quên đến nha khoa định kì để kiểm tra tình trạng răng của bạn: Bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh những rủi ro không may xảy ra và giúp bạn khắc phục kịp thời nhất.

Bác sĩ là người sẽ khắc phục những rủi ro không may xảy ra

Bạn sẽ cảm nhận được nỗ lực của mình được đền đáp khi đưa lưỡi khắp khuôn hàm và cảm nhận rõ sự trơn tru, mượt mà sau khi tháo niềng. Điều bạn cần làm để hoàn thiện chính là chăm chỉ đeo hàm duy trì. Bạn chắc chắn phải cảm ơn những “gian nan” trước đó, bởi nó chính là động lực để bạn đi đến cuối cùng.

Chỉ cần lưu ý kĩ hơn và cẩn thận một chút, niềng răng không còn là nỗi sợ ám ảnh tâm can bạn nữa. Sở hữu hàm răng đều đẹp, nụ cười tự tin sẽ dễ dàng hơn bap giờ hết

Quá trình niềng răng đòi hỏi rất nhiều về thời gian và công sức cũng một khoản tiền không nhỏ. Vì thế hãy lựa chọn thật chính xác địa chỉ niềng răng uy tín để mong muốn sỡ hữu hàm răng đẹp như mơ thành hiện thực.

 

 

 

 

Rate this post
Lưu ý: Hiệu quả tùy thuộc vào trường hợp của mỗi người