Bệnh răng miệng: Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ em

Bệnh răng miệng sẽ xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn. Vì đa số trẻ em nào cũng thích ăn ngọt như: bánh, kẹo và nước có gas. Như vậy sẽ khiến răng miệng hư hại nhanh chóng hơn. Cùng Khoa răng hàm mặt Bệnh viện JW, tìm hiểu những thông tin sau đây!

Một số nguyên nhân gây ra bệnh răng miệng trẻ em

Các bệnh lý về răng miệng ở trẻ em khá phổ biến và thường xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

  • Giai đoạn mọc răng: Trong giai đoạn này, vùng nướu của bé trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Nên dẫn đến viêm nhiễm nướu răng.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Việc đánh răng không đúng cách và không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Dẫn đến mảng bám tích tụ, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Thực phẩm chứa nhiều đường, quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm tổn thương niêm mạc. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
  • Thói quen xấu: Những thói quen như ăn đồ cứng hay cắn móng tay. Có thể gây tổn thương lợi, dẫn đến các vấn đề răng miệng.

nguyen nhan mac benh ly rang mieng

Nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc bệnh răng miệng

Các biểu hiện sau đây sẽ giúp bố mẹ nhận biết trẻ đang mắc bệnh lý về răng miệng:

  • Trẻ chảy dãi nhiều hơn bình thường
  • Thường xuyên cho ngón tay hoặc nắm đấm vào miệng
  • Răng hay bị đau nhói
  • Răng bị đau khi cắn
  • Lợi đỏ và sưng, dễ chảy máu khi đánh răng
  • Trẻ nghiến răng khi ngủ, gây đau hàm khi thức dậy
  • Trẻ trên 6 tuổi nhưng vẫn còn thói quen mút tay
  • Trẻ liên tục bị đau trong miệng do răng lung lay hoặc khi ăn đồ nóng/lạnh
  • Răng mọc lệch, hoặc bị mất răng

dau hien tre bi benh rang mieng

Răng trẻ bắt đầu xấu gây ra đau nhức nghiêm trọng

Các bệnh răng miệng xuất hiện phổ biến ở trẻ

Cha mẹ lưu ý khi nhìn thấy những dấu hiệu trên, có thể trẻ đang mắc các bệnh lý về răng miệng đấy. Nếu như phát hiện trẻ mắc những bệnh lý đó, hãy đưa trẻ đến phòng khám nha khoa. Để được bác sĩ hỗ trợ và điều trị hợp lý. 

  • Viêm nướu răng

Nướu răng bị sưng, viêm đỏ và chạm vào dễ chảy máu được gọi là viêm nướu. Bệnh này có thể xảy ra với một vài răng hoặc cả hai hàm răng của bé. Nguyên nhân chính gây viêm nướu răng là do vệ sinh răng miệng kém. Khi mảng bám thức ăn không được làm sạch sẽ, chúng có thể lên men và tạo axit. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sống và phát triển trong khoang miệng. Gây viêm nướu răng và làm cho nướu răng trở nên đỏ và sưng.

viem nuou rang

Viêm nướu răng do trẻ vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

  • Sâu răng – Bệnh răng miệng

Sâu răng là căn bệnh phổ biến ở trẻ do thiếu vệ sinh răng miệng. Và thói quen ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn axit. Nó gây đau nhức, ê buốt, xuất hiện đốm đen trên răng. Làm giảm khả năng ăn uống và làm mất thẩm mỹ răng.

  • Chân răng bị áp xe

Tủy răng bị viêm nhiễm lâu ngày có thể lan sang mô mềm quanh chóp răng. Gây ra tình trạng áp xe quanh chân răng. Dấu hiệu của bệnh gồm: nướu răng sưng to, ấn mềm, căng bóng. Đôi khi có dấu hiệu rỉ mủ màu trắng đục. Người nhà có thể nhận biết bệnh khi thấy khối sưng ở nướu răng của bé.

rang bi ap xe

Tủy răng bị viêm không điều trị sớm sẽ chuyển qua áp xe chân răng

  • Tủy răng bị viêm 

tủy răng bị viêm sẽ ảnh hưởng đến bệnh răng miệng của trẻ. Tình trạng răng nhiễm trùng, gây ra từng cơn đau khó chịu cho trẻ. Nguyên nhân gây ra viêm tủy răng, do răng sâu không điều trị hiệu quả. Vi khuẩn sẽ bắt đầu ăn mòn sâu vào tủy răng gây ra viêm nhiễm. 

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh răng miệng cho trẻ

Khi phát hiện trẻ mắc các bệnh lý về răng miệng, bố mẹ cần đưa bé đến nha khoa hoặc bệnh viện uy tín. Để được nha sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Điều trị viêm nướu răng: Bác sĩ có thể tiến hành cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám và làm sạch nướu răng. Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
  • Trám răng: Đối với trẻ bị sâu răng, bác sĩ sẽ làm sạch vết sâu và tiến hành trám răng. Để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ của răng. Bổ sung fluor cũng có thể được chỉ định để ngăn ngừa tái phát sâu răng.
  • Chữa tủy: Đối với trẻ bị viêm tủy răng, nha sĩ sẽ chữa trị tủy răng. Để loại bỏ vi khuẩn và phục hình răng bị hư hỏng.
  • Chỉnh nha – Niềng răng: Nếu bé có lệch hàm, hô, hoặc móm, nha sĩ sẽ tư vấn phương pháp chỉnh nha hoặc niềng răng. Để cải thiện về mặt thẩm mỹ và chức năng của hàm răng. Đây là phương pháp giúp trẻ có hàm răng đều đặn, cân đối, dễ nhai. Cải thiện phát âm và tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.

tham kham dinh ky

Đưa trẻ thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần

Phòng ngừa bệnh răng miệng cho trẻ tại nhà

Để chăm sóc cho sức khỏe răng miệng của trẻ em, các bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Thúc đẩy thói quen đánh răng: Hướng dẫn trẻ đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên răng.
  • Chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp: Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. phù hợp với độ tuổi của trẻ hiện tại. 
  • Hạn chế đồ ăn nhiều đường: Giảm thiểu thực phẩm có mức đường cao. Để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm dễ tiêu hóa. Để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, giúp chống lại vi khuẩn và virus.
  • Kiểm soát nhiệt độ thực phẩm: Tránh cho trẻ ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Để không làm tổn thương vùng niêm mạc miệng.
  • Vệ sinh răng miệng định kỳ: Tùy từng giai đoạn, sử dụng gạc rửa miệng có tẩm NaCl, NaHCO3. Để làm sạch miệng cho trẻ khi chưa mọc răng hoặc đang trong quá trình mọc răng.
  • Định kỳ khám răng: Đưa trẻ đi khám răng mỗi 6 tháng một lần để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý răng miệng. Giúp duy trì sức khỏe răng miệng tốt.

cham soc rang mieng tai nha

Tập cho trẻ vệ sinh và chải răng mỗi ngày để ngừa bệnh lý răng miệng

Kết luận

Hy vọng, bài viết sau đây sẽ giúp phụ huynh hiểu hơn về bệnh răng miệng ở trẻ. Để phòng ngừa cho trẻ và thực hiện thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE:09.6868.1111 để được tư vấn nhé. 

 

Rate this post
Lưu ý: Hiệu quả tùy thuộc vào trường hợp của mỗi người
//