Trồng răng implant giải pháp tuyệt vời giúp khắc phục tình trạng răng mất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khách hàng thắc mắc việc trồng răng implant có thật sự tốt? Cùng JW tìm hiểu nhé.
Hiểu đúng về phương pháp cấy ghép implant
Giải pháp mới cho người bị mất răng
Trồng răng implant hay còn được gọi là cấy ghép implant. Đây là một trong nhiều phương pháp khôi phục răng mất hiệu quả được nhiều người tin tưởng.
Răng implant thông thường sẽ được làm từ chất liệu titanium. Bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép một chân răng giả vào bên trong xương hàm ở vị trí răng đã mất.
Mục đích của việc cấy implant không chỉ về mặt hình thức thẩm mỹ, mà còn đảm bảo khôi phục chức năng ăn nhai, đồng thời hạn chế tình trạng tiêu chân xương hàm.
So với các phương pháp khác như làm hàm giả tháo lắp, cầu tháo lắp… khả năng tiêu xương rất cao. Vì vậy, việc làm răng implant là phương pháp tối ưu, hiệu quả và lâu dài.
Trồng răng implant có thật sự tốt không?
Hiệu quả tối ưu cho người bị mất răng
Thực tế cho thấy, việc trồng răng implant tương đối hoàn hảo, không gây biến chứng, đảm bảo chức năng ăn nhai hoàn hảo, không gây tiêu xương. Chính vì lý do đó, các bác sĩ khuyên rằng nên trồng implant để đảm bảo tính an toàn về mọi mặt.
- Tính thẩm mỹ cao: Sau khi cấy ghép implant hoàn tất, bác sĩ sẽ gắn các chiếc răng giả lên bên trên. Thân răng được cấy ghép có hình dáng, màu sắc giống hoàn toàn với răng thật, tạo được độ bóng tự nhiên, chân thực. Điều này sẽ giúp cho khách hàng thêm phần tự tin mà không lo ngại việc “bị phát hiện”.
- Chức năng ăn nhai tốt: Bạn không phải quá lo lắng việc ăn nhai sau khi cấy ghép implant. Sau khi cấy ghép thành công, bạn hoàn toàn có thể ăn nhai thoải mái, không cần kiêng cữ quá nhiều. Tuy từng có địa của mỗi người mà khả năng thích ứng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thời gian hồi phục không quá lâu, sau khoảng 3-4 ngày bạn sẽ giảm bớt dần cảm giác đau nhức, khó chịu.
- Dễ tích hợp với xương: Trụ răng implant được làm bằng titanium cao cấp. Không gây gỉ sét, oxi hóa hay bào mòn, an toàn tuyệt đối với cơ thể. Thực hiện vệ sinh, chăm sóc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Để có được một hàm răng ổn định lâu dài.
- Ngăn ngừa hậu quả của việc mất răng: Cấy ghép implant cho tình trạng mất răng sẽ giúp hạn chế việc hội miệng, chảy máu chân răng, tụt nướu, hở kẽ răng…
Làm răng implant mang lại những lợi ích đáng kể cho răng. Nếu biết cách chăm sóc đúng cách, implant sẽ tồn tại mãi mãi. Lưu ý khám định kỳ 6 tháng 1 lần để bác sĩ theo dõi tình trạng implant.
Xem thêm:
Trồng răng implant có được bảo hiểm không
Trường hợp không trồng răng implant
Vẫn có 1 số trường hợp nghiêm cấm trồng răng implant
Việc cấy ghép implant cần được sự đồng tình từ phía bệnh nhân và bác sĩ. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, mặc dù bệnh nhân rất muốn trồng răng implant, nhưng vẫn không đủ điều kiện cấy ghép.
- Trường hợp dưới 18 tuổi: Lúc này người dưới 18 tuổi tình trạng xương hàm còn đang phát triển. Sử dụng phương pháp trồng răng implant sẽ ảnh hưởng không tốt đến cấu trúc của xương.
- Phụ nữ đang mang thai: Trước khi can thiệp phương pháp cấy ghép implant, thông thường bác sĩ sẽ kê khai và chỉ định uống một số loại thuốc. Trong lúc mang thai, nếu sử dụng thuốc sẽ gây ảnh hưởng khá lớn đến thai nhi. Vì vậy, bác sĩ sẽ hẹn bạn quay lại cấy ghép khi em bé đã được 6 tháng tuổi.
- Dị dạng xương hàm: Trong trường hợp bạn bị dị dạng xương hàm nặng không thể phục hồi. Việc cắm răng implant là hoàn toàn không có khả năng.
- Bệnh nhân mắc bệnh lý: Cấy ghép răng implant đòi hỏi tình trạng sức khỏe ổn định. Đối tượng mắc một số bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch… Hoặc một số bệnh khác như đái tháo đường, bệnh Paget. Nghiện rượu nặng, rối loạn tâm thần cần được bác sĩ trao đổi và tư vấn cụ thể.
Trồng răng implant dường như đã trở thành một trong những phương pháp không còn xa lạ đối với nhiều người. Phương pháp này được đánh giá cao trong nền Nha khoa hiện đại. Nỗi lo mất răng cũng được giải quyết một cách đơn giản. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về phương pháp cấy ghép implant.