Sâu răng là một bệnh lý răng miệng ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ cũng như gây hơi thở có mùi khó chịu cho người bệnh. Vậy những nguy cơ gây sâu răng cao bạn nên biết là gì?
Những nguy cơ gây sâu răng cao bạn cần biết
Bệnh lý sâu răng rất dễ hình thành và để lại nhiều biến chứng nguy hại cho sức khoẻ răng miệng. Một trong những biểu hiện đó là chứng đau nhức và hơi thở khó chịu. Thế nhưng, ít ai biết được sâu răng hình thành do nhiều yếu tố gây nên. Cụ thể là:
– Vi khuẩn: Vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng tích tụ lâu dần và dẫn tới sâu răng. Bên cạnh đó, chất bột và đường dính vào răng sau ăn sẽ tạo thành mảng bảm và lên men tạo ra axit gây hại cho răng miệng.
Một trong những vi khuẩn gây sâu răng phổ biến
– Đường trong thức ăn: Việc lạm dụng quá nhiều đường trong mỗi bữa ăn sẽ vô tình gây nguy cơ sâu răng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ sâu răng sẽ cao hơn ở những người hay ăn thực phẩm chứa nhiều đường.
– Men và ngà răng yếu: Men và ngà răng có tác dụng bảo vệ răng miệng tránh những tác nhân gây hại cho răng miệng. Khi men răng và ngà răng yếu thì vi khuẩn dễ dàng tấn công và phá hủy men răng. Tình trạng men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa càng tăng nguy cơ sâu răng.
Men răng và ngà răng yếu cũng là yếu tố gây sâu răng
Ngoài ra, sự bất thường của tuyến nước bọt cũng gây sâu răng. Đặc biệt, trường hợp ăn nhiều đường, nhất là ăn vặt thường xuyên giữa các bữa ăn chính làm tăng nguy cơ sâu răng cao hơn.
Bên cạnh đó, thói quen ăn uống trước khi đi ngủ, nhất là ở trẻ nhỏ, việc cho bú bình trong khi ngủ làm tăng tỷ lệ sâu răng. Đồng thời, việc chỉnh nha, sử dụng hàm giả bán phần làm cho thức ăn dễ mắc kẹt, khó vệ sinh nên cũng là một trong những yếu tố gây sâu răng.
Điều trị sâu răng hiệu quả
Sâu răng mang lại nhiều bất lợi và là mối đe doạ đến sức khoẻ răng miệng, do đó cần điều trị kịp thời chứng bệnh này. Hiện nay, điều trị sâu răng được áp dụng phương pháp trám răng thẩm mỹ, tái khoáng phần răng sâu hoặc áp dụng các bài thuộc dân gian, hiệu quả cũng đáng kể.
Điều trị răng sâu bằng cách hàn trám răng
Phương pháp tái khoáng phần răng sâu là việc sử dụng các dụng dịch như calcium, phosphate, fluorine trám vào phần răng bị sâu. Với những trường hợp răng chớm sâu thì áp dụng biện pháp này khá hiệu quả.
Phương pháp hàn trám răng sâu, đây là biện pháp được nhiều người lựa chọn vì tính hiệu quả cao và áp dụng được cho những trường hợp răng sâu nặng, phức tạp. Trước khi thực hiện hàn trám răng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ nạo hết phần răng sâu và sau đó dùng chất trám chuyên dụng trám vào lỗ sâu.
Nha khoa JW Hàn Quốc – địa chỉ điều trị răng sâu hiệu quả
Ngoài ra, sâu răng có thể điều trị bằng các mẹo vặt tại nhà như gừng, tỏi, lá bàng non, trà xanh, hạt tiêu đen kết hợp húng quế, nghệ, lá bạc hà…