Tại sao phải nhổ bỏ răng khôn?
Răng khôn là chiếc răng mọc lên trong độ tuổi từ 18 – 25 tuổi. Với một số trường hợp đặc biệt chiếc răng này sẽ mọc sớm hơn hoặc thậm chí không ngoi lên trên cung hàm.
Răng khôn mọc được chia làm 2 trường hợp: Mọc thẳng và mọc lệch. Khi mọc thẳng, răng khôn cũng sẽ đảm nhiệm chức năng ăn nhai như những răng hàm khác, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Răng khôn thường mọc ở 2 trường hợp mọc thẳng và mọc lệch
Nhưng rất hiếm trường hợp răng khôn mọc lên ngay hàng thẳng lối. Bởi đa phần chúng sẽ rơi vào trường hợp thứ 2, tức là răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngược… Vì thế, đa phần bệnh nhân khi mọc răng khôn đều quyết định nhổ bỏ bởi khi răng khôn mọc đau nhức kéo dài sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong ăn uống.
Răng khôn mọc gây đau nhức và khó khăn trong ăn uống
Nhổ răng khôn mặc dù là một tiểu phẫu nhỏ nhưng đòi hỏi nhiều yếu tố để đảm bảo an toàn và chất lượng. Vì thế, cần hết sức cẩn thận khi lựa chọn địa chỉ để loại bỏ chiếc răng phiền toái này.
Nhổ răng khôn kiêng ăn gì? Nên ăn gì?
Ngoài ra, việc chăm sóc và ăn uống sẽ ảnh hưởng nhiều sau khi bạn thực hiện nhổ răng khôn, bạn cần hết sức lưu ý đến vấn đề nhổ răng khôn kiêng ăn gì, nên ăn gì để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể vừa không gây đau nhức và tránh rủi ro sẽ xảy đến.
Nhổ răng khôn nên ăn gì?
+ Thức ăn mềm dễ nuốt, hạn chế nhai nên được ưu tiên hàng đầu, có thể kể đến như: cháo, soup, những món hầm,… Ăn cháo là tốt nhất lúc này. Để đảm bảo dinh dưỡng, bạn có thể kết hợp với các nguyên liệu bổ sung đủ chất để nấu cùng với cháo.
Ăn cháo là tốt nhất trong thời kỳ răng khôn mọc
+ Thịt, cá rau củ nấu cùng cháo nên được nghiền nhỏ để dễ ăn hơn. Nên chọn các loại rau có tính mát để hạ nhiệt để làm mát cho cơ thể. Vì khi mọc răng thường gây sốt nhẹ cho bệnh nhân.
Thức ăn nghiền nhỏ để dễ dàng trong việc ăn nhai
+ Uống sữa để bổ sung chất và năng lượng. Sữa giúp dung nạp vào cơ thể nhiều chất hơn lại dễ dùng, vừa cung cấp chất vừa giúp giải khát hiệu quả. Nhớ tráng miệng lại bằng nước sau khi uống sữa để không gây bệnh sâu răng.
Bạn cũng có thể uống sữa để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể trong lúc mọc răng khôn
Nhổ răng khôn kiêng ăn gì?
+ Đồ cay, nóng, quá chua, có ga,… và đồ ăn có thể tăng sưng phù như gạo nếp, xôi, thịt gà,… là những thực phẩm nên tránh sau khi nhổ răng. Không chỉ làm bạn ăn nhai khó khăn mà một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí răng khôn sau khi nhổ.
Nên tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây kích thích nướu như đồ cay, nóng, quá chua…
+ Với trường hợp chỉ đau nhức nhẹ, bạn nên cố gắng ăn uống bình thường để tập cử động hàm và để cơ thể có đủ năng lượng làm việc.
Đừng quá chú trọng việc ảnh hưởng đến vị trí vừa nhổ răng mà nên kiêng khem nhiều đồ ăn. Bạn cứ thực hiện những lưu ý đúng theo chỉ định của bác sĩ để không gặp phải rủi ro. Sau khoảng 1 tuần vết thương lành hẳn bạn có thể ăn nhai bình thường.
Đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và phát hiện kịp thời những trường hợp bất thường
Thông thường khi vừa nhổ răng khôn, bạn có thể sẽ có một chút ê buốt nhưng bác sĩ sẽ giúp bạn kê thuốc giảm đau và đưa ra những phương pháp để giảm đau tại nhà.
Nếu cơn đau xuất hiện nhiều hơn với mức độ nặng hơn, kèm theo việc chảy máu nhiều, bạn nên đi khám để phát hiện những bất thường và được bác sĩ hỗ trợ.
Bất cứ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề nhổ răng khôn kiêng ăn gì, nên ăn gì đều sẽ được tư vấn kỹ lưỡng tại Nha khoa JW.
Tốt nhất hãy chú ý đến những biểu hiện đầu tiên ngay khi răng khôn mọc. Hãy liên hệ sớm với đội ngũ nhân viên tại Nha khoa JW JW để được hỗ trợ và đảm bảo an toàn nhé.