Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ là điều vô cùng quan trọng mà phụ huynh rất quan tâm. Việc sâu răng ở trẻ sẽ gây cản trở không hề nhỏ đến sinh hoạt và ăn uống hằng ngày. Ít ai biết rằng thói quen ăn uống và chế độ ăn chính là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
Sâu răng ở trẻ diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Không ít những trường hợp cha mẹ đưa con cái đến phòng nha rồi tá hỏa phát hiện bé bị sâu răng cấp độ nặng. Những lỗ hổng sâu bám dính thức ăn làm cho bé khó chịu, lỗ sâu răng còn không chỉ ở một chiếc răng mà có thể là 3-4 chiếc một hàm. Đó là lý do khiến tỉ lệ nha sĩ phải nhổ bỏ răng hư là rất cao.
Hầu hết các bậc cha mẹ cứ nghĩ rằng trẻ dễ bị sâu răng khi chúng không đánh răng, không dùng chỉ nha khoa hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt. Quan niệm này chỉ thực sự đúng trong một số hoàn cảnh, ít người biết rằng sâu răng hình thành là do các loại vi khuẩn và rất dễ lây lan trong gia đình. Vi khuẩn gây sâu răng nếu không trị dứt có thể bám theo bé đến suốt đời.
Vi khuẩn sâu răng rất dễ tấn công khi răng miệng không được làm sạch
Xã hội hiện đại có nhiều nguy cơ gây nên tình trạng sâu răng ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, từ thói quen sử dụng thực phẩm, nước uống chứa nhiều đường, thức ăn sẵn và nước uống đóng chai. Trong đó, một nhóm vi khuẩn có tên gọi Mutans streptococcus được lên men từ carbohydrate tạo ra axit sẽ làm mất đi khả năng canxi của răng, bào mòn men răng và hủy hoại răng. Đó chính là lý do khi sâu răng thường có những lỗ sâu.
Đối với trẻ sơ sinh, ngay từ khi chào đời trong miệng trẻ đã sạch sẽ và không hề chứa một một vi khuẩn bất lợi nào. Những vi khuẩn sẽ lây qua đường chăm sóc của người mẹ, hoặc người thân trong gia đình thông qua đường nước bọt, dùng khăn lau miệng hoặc bàn chải đánh răng. Nếu như cha mẹ bị sâu răng thì nguy cơ trẻ mắc bệnh sâu răng cũng rất cao.
sâu răng gây bào mòn răng và hình thành nên những lỗ hỏng
Cha mẹ nên chú ý đến sức khỏe răng của trẻ, đặc biệt những loại thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng với vi khuẩn gây sâu răng. Nên chú ý 6 tháng mang trẻ đến nha sĩ để được kiểm tra sức khỏe răng miệng một lần.
Thời điểm thích hợp để đưa trẻ đến nha sĩ
Thời điểm thích hợp để đưa trẻ đến nha sĩ kiểm tra răng miệng bắt đầu từ khi bé vừa 1 tuổi. Nếu như để đến khi trẻ quá lớn, 3-5 tuổi rất có thể vi khuẩn sâu răng đã tấn công trẻ, thì đã quá trễ.
Rất ít phụ huynh quan tâm đến việc đưa trẻ đến nha sĩ sớm, vì tâm lý ỷ y hoặc thiếu quan tâm đến răng miệng. Theo số liệu thống kê những năm gần đây, chỉ có khoảng 10% trẻ em 1 tuổi và 24% trẻ em 2 tuổi được cha mẹ đưa đến sa sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng.
Trẻ cần đến nha sĩ kiểm tra răng miệng ngay từ khi 1 tuổi
Khó khăn trong việc đưa trẻ đến khám ở phòng nha có thể vì bé chưa ý thức được, người lớn phải giữ trẻ ngồi yên và mở miệng theo yêu cầu. Một số trẻ khó sẽ quấy khóc, sợ hãi và thiếu hợp tác. Tuy nhiên, cha mẹ đừng vì điều này mà ái ngại việc đưa con đến nha sĩ, vì đây là thời điểm thích hợp nhất để bác sĩ loại bỏ những mảng bám trên nướu của trẻ nhanh chóng và an toàn nhất, đề phòng sâu răng hiệu quả.
Cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả cho trẻ
Trẻ em là nhóm đối tượng dễ mắc sâu răng hơn người lớn. Chính vì vậy, để đảm bảo bệnh lý này không diễn ra, bạn cần có những hướng dẫn về chăm sóc răng miệng cũng như chế độ sinh hoạt phù hợp cho trẻ.
+ Cẩn thận với thức ăn chứa nhiều đường
Vi khuẩn sâu răng luôn cần đường để duy trì sự sống. Đó là lý do bạn nên hạn chế tối đa cho trẻ ăn thức ăn, bánh kẹo, nước ngọt có chứa hàm lượng đường cao. Ăn đồ ngọt còn là nguy cơ dẫn đến bệnh béo phì và nhiều loại bệnh khác mà trẻ dễ mắc phải.
Đặc biệt, cách ăn đồ ngọt nhâm nhi, mỗi lần một chút nhưng ăn trong thời gian dài lại có nguy cơ mắc sâu răng cao hơn vì lượng nước bọt sản sinh ra không đủ để làm sạch khoang miệng.
hạn chế cho trẻ ăn thức ăn có đường để bảo vệ răng
Nước uống có đường, sữa, nước ép đều có khả năng gây sâu răng nếu được uống vào ban đêm, sau đó quên vệ sinh răng miệng. Cha mẹ nên lưu ý, cai sữa cho trẻ từ 14 tháng tuổi trở đi để trẻ đánh răng đầy đủ và tránh sâu răng hiệu quả, vì sữa mẹ cũng chứa đường có thể gây sâu răng.
+ Chăm sóc răng miệng đúng cách
Mỗi thành viên trong gia đình cần có một bàn chải đánh răng riêng để phòng tránh các bệnh lý răng miệng và cả sâu răng. Có thể sử dụng thêm một số thuốc để loại bỏ vi khuẩn trong miệng, không truyền cho bé.
Nên duy trì chế độ dinh dưỡng cho người mẹ ngay từ trong thai kỳ để tốt cho men răng của trẻ sau này. Việc khám răng miệng tổng quát cần được duy trì để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Chăm sóc răng miệng đúng cách cho từng độ tuổi của trẻ
Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách ứng với từng độ tuổi của trẻ mà bạn cần lưu ý
#1 Trẻ sơ sinh
+ Ngay cả khi chưa mọc răng trẻ cũng cần phải được làm sạch nướu
+ Ngay từ khi cho bé bú xong, mẹ nên cho bé uống nước lọc
+ Tập cho trẻ chải răng khi răng vừa mọc (dùng bàn chải có lông mềm và chải nhẹ lên bề mặt răng theo hướng nướu
+ Không dùng kem đánh răng chứa Fluor cho trẻ
Làm vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ
#2 Trẻ 2 tuổi
+ Duy trì thời gian đánh răng 1 phút
+ Đánh răng cho trẻ sau khi ăn, trước khi đi đủ và buổi sáng khi thức dậy
+ Có thể dùng kem đánh răng chứa fluor với hàm lượng nhỏ
#3 Trẻ từ 3-5 tuổi
+ Nên cho trẻ đánh răng cùng bạn bè và giải thích lợi ích của việc đánh răng hằng ngày
+ Dùng bàn chải tay và hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách theo chiều dọc của răng
+ Duy trì việc đánh răng đều đặn như trẻ 2 tuổi
Cha mẹ cần giải thích cho trẻ lợi ích của việc đánh răng
#4 Trẻ từ 6 tuổi trở lên
+ Duy trì thời gian đánh răng trong 2 phút/lần
+ Cha mẹ nên kiểm tra sau khi trẻ đánh răng xong, các mảng bám còn trên răng hay chưa
+ Hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa
Hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa ngay từ nhỏ
+ Có thể cho trẻ ăn kẹo cao su làm sạch răng
+ Duy trì số lần đánh răng trong ngày
Thông qua bài viết bạn đọc có thể hiểu rõ sự thật về sâu răng ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Các bậc cha mẹ nên chú trọng hơn điều này để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ.
Liên hệ ngay với đội ngũ nha khoa JW để được tư vấn miễn phí và cải thiện tình trạng răng miệng của bạn.