3 trường hợp nhất định không được niềng răng

Niềng răng giúp bạn có nụ cười tự tin và hàm răng đều đẹp. Nhưng có nhiều trường hợp không được phép niềng răng. Chúng ta cùng tìm hiểu 3 trường hợp nhất định không được niềng răng sau đây.

Mắc bệnh nha chu quá nặng

Một chiếc răng khỏe mạnh sẽ phát triển ổn định trong xương ổ răng, dây chằng và nướu (lợi). Khi tổ chức này bị viêm nhiễm, răng chắc chắn sẽ không còn được bảo vệ tốt nhất. Khi đó, lợi có xu hướng tụt xuống, xương răng có thể bị tiêu.

Viêm nha chu quá nặng là một trong 3 trường hợp nhất định không được niềng răng 

Khi xương răng bị tiêu đi lợi không còn nơi để bám vào răng sẽ lộ chân răng nhiều hơn và không còn chắc chắn. Lung lay hoặc thậm chí rơi rụng là điều có thể xảy ra. Lúc này, thật khó để có thể áp dụng phương pháp niềng răng được nữa.

Vì thế, việc thăm khám, chắc chắn về độ chắc của răng là điều cần được lưu ý đầu tiên. Các bác sĩ nên kiểm tra kĩ tình trạng răng. Nếu răng không đủ tiêu chuẩn, việc niềng răng sẽ không thể thực hiện hiệu quả.

Răng giả, răng bọc sứ

Bọc răng sứ có niềng răng được không cũng được rất nhiều người quan tâm. Tùy vào từng trường hợp, có trường hợp bọc sứ xong vẫn có thể tiến hành niềng nhưng có trường hợp lại không.

Chúng ta biết rằng niềng răng là thao tác bác sĩ phải gắn mắc cài chặt lên răng để dây cung mới có thể dùng lực kéo mà dịch chuyển răng. Vì thế, rất khó để thực hiện gắn mắc cài lên bề mặt đã được tạo một độ láng bóng nhất định như răng giả.

Sẽ rất khó để cố định mắc cài trên răng sứ nếu thực hiện niềng răng

Với răng sứ được dùng trong các phương pháp phục hình hay răng giả thì độ bám dính tốt như răng thật. Vì thế, việc gắn keo để cố định mắc cài trên răng sẽ khó để thực hiện.

Bên cạnh đó, không phải lúc nào phần cùi răng thật và răng sứ cũng đồng bộ với nhau, lực kéo chủ yếu sẽ  tác động lên thân răng sứ. Do đó, nếu phần bọc sứ không được gắn chặt vào cùi răng thật bên trong thì lực kéo chỉ tác động lên răng sứ kéo chúng đi gây ra tình trạng răng sứ sẽ bị tuột.

Lúc này, răng sẽ không dịch chuyển đúng theo dự định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cùi răng thật có thể bị đau nhức nếu lớp sứ không ôm sát vào cùi răng.

Trường hợp răng đã bọc răng sứ hay trồng răng giả thì không nên thực hiện niềng răng

Trong trường hợp bạn bọc răng sứ đơn lẻ, bạn cần đảm bảo được tiêu chuẩn của phục hình răng sứ nếu có ý định niềng răng sau đó nhưng điều này thì… rất khó ai nói trước được. Vì vậy hãy hỏi ý kiến của bác sĩ khi có ý định thực hiện, chỉ làm một trong hai phương pháp để đảm bảo được hiệu quả tốt nhất nhé.

Mắc bệnh lý toàn thân

Niềng răng cũng giống như nhổ răng, có những đối tượng dù muốn cũng không thể thực hiện phương pháp niềng răng được. Cụ thể như các bệnh lý toàn thân như động kinh, tâm thần, tim mạch nặng, bệnh tiểu đường, căn bệnh ác tính như ung thư máu…

Ngoài ra, bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, động kinh cũng chống chỉ định với phương pháp chỉnh nha. Những bệnh nhân mắc phải những căn bệnh này sẽ rất dễ bị ảnh hưởng khi đeo niềng.

Không được niềng răng khi bạn mắc phải các bệnh lý toàn thân

Vì vậy, việc trực tiếp thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định chỉnh nha là vô cùng cần thiết. Bạn nên nói rõ với bác sĩ về tình trạng của bản thân tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Lưu ý: Hiệu quả tùy thuộc vào trường hợp của mỗi người
Từ khóa: