Cấy ghép Implant là giải pháp phục hình răng đã mất vô cùng tối ưu hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện kỹ thuật này bởi tình trạng thiếu, khuyết xương hàm do mất răng lâu năm. Bởi vậy, công nghệ cấy ghép xương bằng màng tế bào PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) sẽ giúp bạn có một kết cấu xương hàm đầy đủ, vững chắc để phục hình Implant.
Cấy ghép Implant bằng
Cấy ghép Implant là giải pháp phục hình răng đã mất vô cùng tối ưu hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện kỹ thuật này bởi tình trạng thiếu, khuyết xương hàm do mất răng lâu năm. Bởi vậy, công nghệ cấy ghép xương bằng màng tế bào PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) sẽ giúp bạn có một kết cấu xương hàm đầy đủ, vững chắc để phục hình Implant.
Cấy ghép Implant bằng huyết tương giàu tiểu cầu
Tại sao phải cấy ghép xương trước khi phục hình Implant?
Đối với những trường hợp thiếu răng, mất răng toàn hàm thì cấy ghép Implant sẽ là lựa chọn tối ưu để lấy lại một hàm răng đều đặn, có đầy đủ chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ. Việc cấy ghép Implant được xem là đỉnh cao trong phục hình răng nhờ khả năng tạo ra một chiếc răng độc lập bao gồm cả chân răng, thân răng nhờ trụ Implant được cắm trực tiếp vào xương hàm.
Xương hàm có chức năng làm điểm tựa giúp răng sau khi phục hình chịu được áp lực cao, không bị đào thải vì thế, xương hàm mỗi người phải thực sự chắc khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng đáp ứng được yêu cầu này bởi cấu trúc xương hàm quá mỏng, quá mềm không đủ vững chắc để nâng đỡ cho trụ Implant. Do đó, trước khi cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ phải tiến hành ghép xương để làm nền móng cho việc phục hình răng đạt kết quả như mong đợi.
Với những trường hợp bị tiêu xương hàm, trước khi phục hình Implant cần phải thực hiện cấy ghép xương hàm để tạo sự vững chắc cho chân răng nhân tạo
Một số trường hợp bắt buộc phải cấy ghép xương trước khi phục hình Implant bao gồm:
+ Mất răng lâu năm khiến cho xương hàm bị tiêu đi do không phải nâng đỡ răng cũng như chịu lực nhai nghiến thức ăn
+ Xương hàm bị khuyết do chấn thương, tai nạn…
+ Thiếu, khuyết xương hàm do dị tật bẩm sinh
Tìm hiểu vai trò của huyết tương giàu tiểu cầu PRP trong ghép xương và phục hình Implant
Màng PRP hay còn được biết đến với cái tên là huyết tương giàu tiểu cầu được chiết lọc, li tâm từ chính máu tự thân của con người để tạo ra các tế bào tiểu cầu, nhằm đẩy nhanh sự hồi phục của các mô tổn thương, làm lành các mạch máu. Nếu như trong máu chỉ tồn tại khoảng 6% huyết tương và tiểu cầu thì màng PRP lại sở hữu 94% cho cả hai loại tế bào này.
Cách để tạo ra màng tế bào PRP bằng máu tự thân
Màng tế bào PRP sau khi trải qua quy trình chiết lọc ly tâm khép kín
Để tạo ra màng PRP, máu sau khi lấy từ chính cơ thể khách hàng sẽ trải qua một quy trình ly tâm, khép kín, loại bỏ hết bạch cầu, hồng cầu trong máu, chỉ giữ lại huyết tương giàu tiểu cầu.
Vai trò của màng PRP trong cấy ghép xương bao gồm:
+ Khả năng tái tạo các mô, mạch máu bị tổn thương sau cấy ghép
+ Tạo cầu nối kích thích giúp xương cấy ghép nhanh thích ứng và liền mạch với cấu trúc xương hàm
+ Đẩy nhanh phục hồi, đặc biệt là với những người bị loãng xương
+ Giảm thiểu tình trạng e buốt sau phẫu thuật cấy ghép
Cấy ghép Implant bằng huyết tương giàu tiểu cầu PRP được thực hiện như thế nào?
Cấy ghép xương cho những trường hợp thiếu, khuyết xương hàm trước khi phục hình Implant là một kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao cũng như có sự hỗ trợ từ các trang thiết bị Y tế hiện đại. Dưới đây là quy trình cấy ghép xương bằng màng PRP chuẩn an toàn tại Nha khoa Nha Khoa Bệnh Viện JW Hàn Quốc Hàn Quốc.
Thăm khám và tư vấn
Khách hàng đang được tiến hành CT 3D chuyên biệt cho răng hàm mặt để kiểm tra cấu trúc xương hàm có đủ ổn định trước khi cấy ghép Implant
Bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT 3D răng hàm mặt để phát hiện kịp thời tình trạng thiếu, khuyết xương hàm từ đó có những chỉ định cấy ghép xương phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Lựa chọn vật liệu ghép xương hàm
Tùy vào từng tình trạng thiếu xương hàm cũng như mong muốn của khách hàng, bác sĩ sẽ sử dụng xương tự thân, bột xương nhân tạo hoặc xương được hiến tặng để cấy ghép, tạo độ vững chắc cho xương hàm, làm tiền đề phục hình Implant.
Tiến hành vệ sinh khoang miệng
Khách hàng được tiến hành vệ sinh khoang miệng trong phòng nha vô trùng tại JW
Để làm sạch khoang miệng, tránh tình trạng nhiễm trùng bác sĩ sẽ sát khuẩn bằng dung dịch chuyên dụng, đồng thời tiến hành gây tê nhằm giảm đau trong quá trình thực hiện cấy ghép xương.
Thực hiện cấy ghép xương hàm
Mô phỏng cấy ghép xương hàm trước khi phục hình Implant
Sau khi đã vệ sinh khoang miệng, bác sĩ sẽ tiến hành việc cấy ghép xương theo chỉ định trước đó, đưa xương vào vị trí bị thiếu, bị khuyết để ổn định cấu trúc xương hàm, tiếp đó ứng dụng màng PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) bọc vị trí vừa cấy ghép giúp xương nhanh tương thích, nhanh liền lại với nhau, quá trình hội phục sau cấy ghép được rút ngắn.
Phục hình Implant sau khi cấy ghép
Với những trường hợp đã cấy ghép xương hàm thì cần có thời gian để xương tương thích với cơ thể cũng như đạt được độ chắc cần thiết. Khi xương đã ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành cắm trụ Implant vào xương hàm để làm chân răng nhân tạo và trồng răng sứ lên trên thông qua mối nối Abutment.
Hình ảnh phục hình răng cho trường hợp thiếu răng cửa mà bị khuyết xương hàm tại Nha khoa Nha Khoa Bệnh Viện JW Hàn Quốc Hàn Quốc
Video cấy ghép Implant tại Nha khoa Nha Khoa Bệnh Viện JW Hàn Quốc Hàn Quốc