Nguyên nhân nào gây ra sâu răng ở trẻ nhỏ?
Sâu răng ở trẻ nhỏ là bệnh lý răng miệng rất hay gặp, đa phần do sự chủ quan của quý phụ huynh. Suy nghĩ, sâu răng sữa không đáng lo ngại, răng sữa rồi sẽ rụng đi khiến răng miệng của trẻ đối mặt với không ít hậu quả do sâu răng gây ra.
Các yếu tố quan trọng gây bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ là vi khuẩn – đường có trong thức ăn – thời gian. Vi khuẩn tồn tại trong miệng bé tích lũy dần dần kết hợp với thức ăn thừa kẹt lại trên răng bé. Ngoài ra đường có trong bánh kẹo cũng là tác nhân giúp vi khuẩn sinh sôi.
Sâu răng ở trẻ nhỏ là bệnh lý răng miệng rất hay gặp, đa phần do sự chủ quan của quý phụ huynh
Chúng kết hợp với nhau tạo thành một chất dính gọi là mảng bám. Mảng bám này phủ lên răng tạo ra acid, ăn mòn men răng cứng, gây ra sâu răng.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là do bản chất của răng. Men răng là nhân tố giúp bảo vệ răng tốt nhất, nhưng ở trẻ nhỏ, men răng của bé còn quá yếu, nên dễ bị tác động. Dễ dàng nhận thấy những trẻ có chất lượng men răng và ngà răng tốt sẽ ít có nguy cơ sâu răng hơn trẻ khác.
Biểu hiện sâu răng ở trẻ nhỏ giúp phụ huynh dễ nhận thấy nhất là khi bé bị ê buốt hoặc đau hay hơi thở bé có mùi hôi kéo dài.
Sâu răng, sún răng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhiều bậc phụ huynh rất chủ quan vì cho rằng bệnh không nghiêm trọng
Một số trường hợp sâu răng ở trẻ nhỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng giống như 1 đốm màu trắng ngà hay chấm đen ở trên răng.
Hệ lụy của bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ
Bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ nếu không được ngăn ngừa và chữa trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc với trẻ:
+ Sâu răng ở trẻ nhỏ khiến bé đau nhức, khó chịu và quấy khóc. Trẻ sẽ có cảm giác biếng ăn, lười ăn gây sụt kg ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sâu răng ở trẻ nhỏ khiến bé đau nhức, khó chịu, thậm chí là quấy khóc
+ Sâu răng ở trẻ nhỏ có thể làm bé bị rụng răng sớm, hoặc chậm mọc răng, vi khuẩn ăn sâu vào tủy gây viêm tủy, viêm quanh cuống răng.
+ Răng sún hoặc mất răng có thể ảnh hưởng đến phát âm của trẻ.
+ Sâu răng ở trẻ nhỏ gây rụng răng sẽ làm răng mọc không đều, ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này cũng như cả hàm răng của trẻ sẽ mất đi nét thẩm mỹ.
Làm thế nào để điều trị và ngăn ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ?
+ Điều trị sâu răng cho trẻ
Nếu bé bị sâu răng, các bậc cha mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến nha khoa để gặp bác sĩ. Tại đây, các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng răng sâu và có phương pháp điều trị phù hợp.
Hãy đưa bé đến nha khoa để được điều trị sâu răng kịp thời
Bác sĩ có thể bôi gel fluoride hay quét lên răng của bé một lớp thuốc để bịt kín chỗ bị sâu nếu tình trạng sâu răng chỉ mới chớm. Trường hợp răng sâu nặng hơn, các bác sĩ sẽ khử trùng rồi trám chỗ sâu hoặc nhổ răng.
+ Ngăn ngừa hiệu quả bệnh sâu răng
Nhưng tốt nhất, bố mẹ hãy biết cách kết hợp giữa vệ sinh răng miệng đúng cách và chế độ dinh dưỡng hợp lý để giữ cho răng miệng của bé được chắc khỏe.
Hạn chế cho bé dùng nhiều thực phẩm chứa nhiều đường tinh bột và nước ngọt, nhất là khoảng thời gian trước khi đi ngủ vì những loại thức ăn này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra nhiều mảng bám hơn.
Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, những thực phẩm nhiều đường
Thay vào đó, hãy cho bé ăn những thực phẩm nhiều dinh dưỡng như rau củ và trái cây vì chúng có thể chuyển đổi nước bọt của bé thành chất khoáng, giúp đánh bật lại những hư hại do mảng bám gây ra.
+ Tạo cho bé thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách
Hãy giúp bé tự có ý thức bảo vệ răng miệng của mình, giúp bé yêu thích việc chải răng. Bố mẹ cần đánh răng cho bé ngay từ khi bé có chiếc răng đầu tiên. Khi bé đã có thể tự chải răng, bố mẹ vẫn cần phải giám sát bé cho đến khi bé khoảng 7 tuổi.
Việc bố mẹ tạo cho bé có thói quen làm sạch răng đúng cách và giúp bé học cách tự chăm sóc răng nướu của mình, sẽ giúp ngăn chặn sâu răng
Đừng quên đưa bé đến nha khoa định kỳ để được thăm khám và kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng. Hãy giúp bé chăm sóc răng miệng tốt ngay từ những năm đầu đời tạo cho bé có nụ cười đẹp và khỏe trong trong tương lai.
Thăm khám định kỳ tại nha khoa sẽ giúp bé có được hàm răng chắc khỏe