Dị ứng với khí cụ khi niềng răng – Nguy hiểm sắp mất mạng
Đó là trường hợp của Kennedy Odom (16 tuổi) sau khi đeo niềng răng. Cô bé đến từ Tennessee này liên tục rơi vào tình trạng ốm và sốt cao. Không những thế, trong miệng của cô còn xuất hiện mụn nước, khiến cô gặp không ít khó khăn khi nhai và nuốt.
Sau khi đến khám tại nha khoa, các bác sỹ phát hiện ra em bị dị ứng với chính chiếc niềng răng của mình.
Kennedy Odom (16 tuổi)
Các bác sỹ sau khi kiểm tra đã chuẩn đoán là mắc hội chứng dị ứng niken toàn thân, một loại dị ứng nghiêm trọng với kim loại niken (thường được tìm thấy trong đồ trang sức, khóa quần áo và niềng răng).
Không chỉ niken, cô bé còn bị dị ứng với coban và thép không gỉ. Khi tiếp xúc cũng khiến em nổi mẩn đỏ, phát ban, da gà, ngứa, khô da, nổi mụn nước…
Thậm chí chỉ cần uống nước từ lon như coca cola cũng có thể khiến cô bé dị ứng
Theo như chia sẻ của bà Cicely – mẹ của cô bé, Kennedy đã đi niềng răng vào tháng 2 năm 2015. 9 tháng sau, những triệu chứng đầu tiên của việc dị ứng bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên là những cơn đau nhức đầu liên tục.
“Nó có cảm giác như ai đó đang ngồi lên đầu cháu vậy” Kennedy chia sẻ trong show Monsters Inside Me trên kênh Animal Planet.
Mẹ Kennedy Odom – bà Cicely
Điều đáng nói ở đây chính là khi mới phát hiện, bà Cicely đã tự ý cho cho con dùng thuốc không cần kê đơn thay vì đến bác sĩ để kiểm tra.
Những dấu hiệu ngày càng trở nên trầm trọng hơn khi Kennedy cho biết cổ họng em như đang cháy và em không thể nuốt bất cứ thứ gì. Môi và cổ họng lúc này cũng sưng tấy.
Các vết sưng tấy ở môi Kennedy (Hình ảnh được cắt từ clip)
Nhận thấy tình trạng ngày càng nặn, gia đình đã cho em đến gặp bác sĩ kiểm tra. Tuy nhiên, do không chẩn đoán kĩ càng, các bác sĩ chỉ cho rằng em bị viêm họng và kê đơn thuốc kháng sinh.
Các triệu chứng dị ứng không có dấu hiệu giảm mà càng tiếp tục trở nên tồi tệ. Bà Cicely chia sẻ: “Những nốt mụn mủ trắng nổi lên ở cả trong và ngoài miệng con gái tôi”.
Hình ảnh được chụp lại trong miệng Kennedy cho thấy mụn mủ to mọc lên ở miệng
Khi làm xét nghiệm siêu âm, các bác sĩ nhận thấy lá lách Kennedy có dấu hiệu nở rộng. Việc này chứng tỏ hệ miễn dịch của Kennedy đã bị tổn thương (cũng có khả năng cao là do dị ứng).
Một lần nữa cô bé lại bị chuẩn đoán sai và bác sĩ cho rằng em mắc ung thư máu và xương, thay vì hội chứng dị ứng niken.
Lá lách nở rộng có thể do dị ứng
Thật may mắn khi một thành viên trong gia đình nhận thấy những triệu chứng chỉ xuất hiện xung quanh vùng miệng cô bé: môi sưng tấy đỏ, nổi mụn nước… nên đã yêu cầu kiểm tra lại cho em.
Sau 3 ngày làm các xét nghiệm kiểm tra, các bác sĩ đã tìm ra thủ phạm gây dị ứng trên da khiến cô bé phải chịu đau bấy lâu nay chính là niken trong mắc cài khi đeo niềng răng. Khung niềng cùng mắc cài ngay lập tức được tháo bỏ khỏi miệng của Kennedy. Từ đó, các dấu hiệu dị ứng, viêm nhiễm cũng giảm dần.
Những điều bạn không được bỏ qua khi quyết định đeo niềng
Từ trường hợp của Kennedy, có thể là hồi chuông cảnh báo cho những ai đang có ý định niềng răng chỉnh nha. Theo các chuyên gia cho biết, dị ứng niken như cô bé Kennedy là một dạng dị ứng phổ biến khiến da nổi phát ban ngứa khi chạm vào chất này.
Lựa chọn phương pháp niềng răng không phù hợp sẽ rất dễ làm bạn mắc phải dị ứng niken
Theo Centers for Disease Control and Prevention 15 – 20% dân số gặp loại dị ứng này. Dị ứng không gây thương vong nhưng những hệ lụy có thể làm bạn mất mạng. Điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng nhưng bạn cần phải tránh xa các tác nhân, tức là không được đeo niềng có chứa chất dị ứng.
Hiện nay, niềng răng là phương pháp được nhiều người lựa chọn thực hiện. Trong đó, đa phần là các bạn trẻ ở độ tuổi học sinh – sinh viên.
Phương pháp niềng ră ng hiện nay đang được các bạn trẻ ưa chuộng
Để việc niềng răng diễn ra được tốt đẹp, không có bất kì rủi ro nào xảy ra, bạn cần nắm những vấn đề cần lưu ý trước khi quyết định sống cùng với hệ thống mắc cài và dây cung.
+ Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín, đảm bảo về quy trình thực hiện, đội ngũ bác sĩ, chế độ bảo hành, chăm sóc trong suốt thời gian đeo niềng đến khi kết thúc quá trình niềng răng.
Nha khoa JW – Một trong những địa chỉ uy tín thực hiện niềng răng
+ Cần thông báo với bác sĩ về tình trạng cơ thể, bạn có mắc phải bệnh lý hay dị ứng với hợp chất gì hay không. Bên cạnh đó hãy yêu cần bác sĩ giải thích rõ cho bạn những phương pháp niềng răng. Sau khi được bác sĩ tư vấn phương pháp phù hợp, hãy tham khảo thêm về chi phí mới nên quyết định thực hiện.
Thông báo với bác sĩ về những vấn đề của bản thân nếu có để tránh việc lựa chọn sai phương pháp niềng răng
+ Nắm rõ những cách chăm sóc cho răng khi đeo niềng, nghe theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha. Nếu phát hiện biến chứng hãy lập tức đến gặp bác sĩ.
Hãy thường xuyên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra hệ thống khí cụ trên răng
Niềng răng là cả quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì, thời gian và một khoản không nhỏ về chi phí. Vì thế, hãy thật sáng suốt để đưa ra quyết định về phương pháp sao cho phù hợp nhất. Đừng để mình phải bỏ phí tiền bạc và công sức cũng như đừng biến niềng răng trở thành “ác mộng” của tất cả chúng ta.