Cũng như người lớn, răng miệng trẻ em cần được chăm sóc cẩn thận từ những điều đơn giản nhất. Tuy nhiên, những thói quen có thể làm hư răng miệng của trẻ em mà nhiều bậc phụ huynh không để ý đã vô tính ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.
Răng miệng trẻ em cần được chăm sóc kỹ càng
Những vấn đề răng miệng trẻ thường gặp hiện nay
Một đứa trẻ khoẻ mạnh, phát triển tư duy và thể chất tốt là đứa trẻ đó được chăm sóc toàn diện từ chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và đặc biệt là chế độ chăm sóc răng miệng tốt. Do đó, yếu tố răng miệng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng và sức khoẻ của trẻ.
Tương tự như người lớn, khu vực răng miệng của trẻ có thể nảy sinh nhiều vấn đề nếu phụ huynh không lưu tâm và lơ là việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Trẻ có thể sâu răng, mắc các bệnh lý răng miệng hay là biếng ăn do mọc răng, đau răng, suy dinh dưỡng do răng miệng không tốt… Và còn rất nhiều mối nguy hại nếu sức khoẻ răng miệng không ổn định.
Răng miệng ở trẻ thường xảy ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ
Những vấn đề kể trên chủ yếu do vệ sinh răng miệng ở trẻ không đúng cách hay sự chủ quan và tinh thần vô trách nhiệm của bậc làm cha làm mẹ. Do đó, đừng để trẻ phải sống trong sự khó chịu về răng miệng và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Những thói quen có thể làm hư răng miệng của trẻ em
Sở dĩ răng miệng của trẻ gặp vấn đề một phần là do những thói quen xấu có thể làm hư răng miệng của trẻ em như:
– Thói quen trẻ mút tay: Đây là thói quen hầu hết đứa trẻ nào cũng thường mắc phải. Khi trẻ mút tay, cảm giác như đang được bú sữa mẹ nên nhiều trẻ hình thành thói quen và thậm chí là "nghiện". Thói quen trẻ mút tay keo dài sẽ dẫn tới hiện tượng lệch lạc răng và ngón tay sẽ bị mòn đi theo thời gian.
Thói quen mút tay của trẻ làm cho trẻ lệch lạc răng hàm
Sở dĩ răng bị lệch lạc do thói quen mút tay vì khi trẻ đặt ngón tay lên giữa răng cửa trên và răng cửa dưới, vô tình tạo lực nén đẩy răng cửa trên mọc chìa ra phía trước và răng cửa dứi nghiêng vào trong. Tình trạng lệch lạc răng hàm dựa vào mức độ mút tay của trẻ, mút càng nhiều và liên tục thì mức độ lệch lạc răng càng lớn.
– Thói quen thở miệng: Những trẻ có chứng khó thở mũi và các vấn đề liên quan đến mũi đều có thói quen thở bằng miệng. Khi thở bằng miệng quá nhiều sẽ làm cho răng hàm trên của trẻ phát triển về phía trước, hay còn gọi là hô. Bên cạnh đó, cung răng sẽ nhọn ra, khớp cắn sâu và hở, răng cửa không khít được.
Tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khuôn hàm của trẻ về sau. Đồng thời, thở bằng miệng dễ làm cho trẻ bị sâu răng hơn.
– Thói quen đẩy lưỡi: Đẩy lưỡi là thói quen thường phát sinh khi trẻ nuốt thức ăn. Thói quen này càng kéo dài thì càng làm sai lệch vị trí của răng. Do đó, tật đẩy lưỡi là nguyên nhân gián tiếp gây nên sự lệch lạc răng hàm ở trẻ.
Thói quen đẩy lưỡi ở trẻ làm cho răng mọc sai vị trí
– Thói quen cắn môi: Đây là thói quen tương tự như bú ngón tay. Tật cắn môi sẽ ảnh hưởng đến sự sai lệch răng hàm của trẻ, khi đó răng cửa trên nhô ra, khớp cắn không khít và làm cho trẻ phát âm không chuẩn, trẻ nói ngọng.
– Thói cắn móng tay, cắn kẹp tóc, cắn vật lạ: Thông thường, trẻ có thói quen cắn những vật dụng nếu như vờ được, thấy được. Thói quen này làm cho các răng cửa không khít nhau, bị mòn dần, có thể răng bị sứt mẻ và làm mất thẩm mỹ.
– Thói quen ôm gối ngủ: Đối với nhiều trẻ, khi ngủ có thói quen ôm gối. Khi đó, làm cho gương mặt bất cân xứng, cằm sẽ lệch và lép qua một bên. Cho nên nhiều trẻ khi lớn lên có gương mặt không được cân xứng, một phần là do thói quen ôm gối ngủ hình thành.
Thói quen ôm gối ngủ vô tình làm cho gương mặt của trẻ bất cân xứng, răng mọc lệch
Trên đây là những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển răng hàm và làm cho răng hư hỏng. Do đó, phụ huynh khi thấy trẻ có các thói quen này thì nên tập cho trẻ dần và cần nghiêm khắc hơn trong những khi xử lí tình huống này.
Nha khoa JW Hàn Quốc – địa chỉ chăm sóc toàn diện răng miệng trẻ em