Niềng răng có đau không?

Niềng răng có đau không? Đây hẳn là câu hỏi mà bất kì ai trước khi quyết định niềng răng cũng suy nghĩ đến. Những cơn đau là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, niềng răng có thực sự đau “khinh khủng” như bạn tưởng tượng không? Và để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 

Niềng răng có đau không

Niềng răng đang là phương pháp phổ biến giúp mang lại nụ cười tự tin 

Tổng quan

Niềng răng hay còn được gọi là chỉnh nha, là một phương pháp kéo chỉnh răng về vị trí mong muốn theo lộ trình bằng việc sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên dụng. Kỹ thuật này khá phổ biến trong nhiều năm gần đây và được rất nhiều người tin tưởng sử dụng.

Quá trình này khá dài dao động từ 18 – 24 tháng. Vì thế, đòi hỏi người niềng phải theo sát, kiên nhẫn, tuân theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

Tại sao niềng răng lại đau?

Niềng răng có đau không

Những cơn đau nhẹ do niềng răng gây ra là không thể tránh khỏi

Để thiết kế, điều chỉnh lại cấu trúc răng, niềng răng sẽ tạo áp lực, lực kéo lớn cho răng của bạn. Áp lực này thường làm cho răng và nướu của bạn nhạy cảm. Trong một thời gian ngắn sau lần đặt đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy đau ê buốt răng. Mắc cài có thể cọ xát vào má bạn, gây đau nhức, nhiệt miệng hay thậm chí là những vết cắt nhỏ. Xem thêm Ưu nhược điểm của phương pháp niềng răng mắc cài kim loại

Khi theo dõi trên các trang mạng xã hội, bạn thấy những chia sẻ niềng răng bị “đau kinh khủng” có thể do những trường hợp chỉnh nha từ thời trước, khi mà kỹ thuật còn hạn chế, trang thiết bị còn thô sơ.

Theo các Bác sĩ chuyên sâu về niềng răng thì cảm giác đau khi chỉnh nha được mô tả là sự căng tức và ê buốt. Thực chất chỉnh nha không tạo ra bất kỳ sự “xâm lấn” nào đến xương hàm, nướu. Nên cảm giác “đau kinh khủng” khi niềng răng gần như là không thể xảy ra. Do đó, nếu có ý định niềng răng, bạn không cần quá lo lắng. Nó không hề đáng sợ như trong tưởng tượng của bạn đâu!

Mức độ đau trong từng giai đoạn

● Giai đoạn điều trị tổng quát: Tùy theo tình trạng bệnh lý của bạn mà Bác sĩ sẽ tiến hành các điều trị tổng quát. Đừng quá lo lắng, nếu bạn chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, không mắc các bệnh lý về răng sẽ không phải trải qua giai đoạn này.

● Giai đoạn đặt thun tách kẽ: Thun tách kẽ được đặt vào kẽ hở hai răng nhằm mục đích tạo khoảng trống giúp răng di chuyển khi niềng. Bạn sẽ cảm thấy ê răng, cộm, đau, nhức nhẹ khi nhai. Nhiều bạn cho rằng, đây là giai đoạn đau nhất trong quá trình niềng răng. Tuy nhiên, vài ngày sau đó cảm giác này sẽ giảm dần và hết hẳn.

● Giai đoạn gắn mắc cài, dây cung: các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp với bộ khí cụ “lạ lẫm” nên có thể sẽ vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn nhai, giao tiếp… Chỉ sau vài tuần, khi đã quen dần với những “người bạn mới” trên răng, bạn sẽ thấy việc đeo mắc cài hoàn toàn bình thường và việc ăn nhai cũng trở nên thoải mái hơn.

● Bạn có thể sẽ đau sau khi nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng di chuyển hoặc do lực kéo răng gây ra. Tuy nhiên, cảm giác đau này không quá lớn, chỉ khiến bạn căng tức và ê buốt đôi chút khi ăn nhai mà thôi.

Cách giảm đau tại nhà khi niềng răng

Nếu bạn đang cảm thấy đau và khó chịu với việc niềng răng. Sau đây là một số thủ thuật đơn giản mà bạn có thể thử để giảm cơn đau cho mình.

Ăn thức ăn mềm

Niềng răng có đau không

Thức ăn mềm giảm áp lực lên răng và mắc cài

Thức ăn mềm như cháo, súp, sữa,.. cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết mà không gây thêm áp lực lên răng. Nếu bạn không nhạy cảm với nhiệt độ, kem hoặc đồ lạnh có thể giúp giảm viêm.

Chườm lạnh

Chườm đá mang lại những lợi ích tương tự như thực phẩm lạnh. Đơn giản chỉ cần đặt một túi nước đá được phủ trong một chiếc khăn lên bên ngoài miệng của bạn trong 20 phút mỗi lần. Cảm giác lạnh sẽ làm giảm viêm và giảm đau.

Uống thuốc giảm đau khi niềng răng

Thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau lâu dài cho tất cả các loại đau do niềng răng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc khi có sự đồng ý của bác sĩ. Không nên sử dụng thuốc giảm đau quá nhiều, lâu dài. Vì có thể gây hại cho sức khoẻ.

Sử dụng sáp nha khoa

Sáp chỉnh nha được làm từ sáp ong, mềm và an toàn. Đóng vai trò như hàng rào hạn chế ma sát giữa mắc cài và má trong. Đây là một cách tuyệt vời để ngăn ngừa vết cắt và kích ứng. Chỉ cần nhớ loại bỏ sáp trước khi ăn hoặc đánh răng, sau đó thoa lại khi bạn hoàn thành. Và mặc dù bạn nên tránh nuốt phải sáp, nó không độc hại.

Niềng răng có thể là một nỗi đau, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của kỹ thuật chỉnh nha hiện đại, các dây cung với lực tác động tương đối nhẹ. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nha khoa cũng là một trong những yếu tố dẫn đến đau khi niềng răng. Nếu chọn nhầm nha khoa không uy tín, bạn có thể phải chịu đựng những đau nhức không mong muốn.

Rate this post
Lưu ý: Hiệu quả tùy thuộc vào trường hợp của mỗi người
Từ khóa:
Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện JW
Hơn 90% khách hàng khi được hỏi về địa chỉ nha khoa uy tín đều lựa chọn Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện JW. Quy tụ đội ngũ bác sĩ hơn 10 năm kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị và công nghệ nha khoa hàng đầu, Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện JW tự hào là đơn vị cung cấp các dịch vụ nha khoa cao cấp, giúp điều trị và làm đẹp răng chất lượng, đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nha Khoa Bệnh Viện Hàn Quốc Nha Khoa Bệnh Viện Hàn Quốc Nha Khoa Bệnh Viện Hàn Quốc
Nha Khoa Bệnh Viện Hàn Quốc