Trẻ sốt khi mọc răng mất bao lâu thì khỏi

Vào độ tuổi trẻ mọc răng, sốt là biểu hiện chung cho tình trạng này. Những lúc như vậy người làm cha làm mẹ đều không khỏi lo lắng và thường thắc mắc mất bao lâu thì hết sốt. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ giúp bạn điều đó.

Trẻ bị sốt khi mọc răng khiến bậc phụ huynh lo lắng

Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt do mọc răng
Sốt khi mọc răng ở trẻ là điều thường thấy. Tuy nhi

Vào độ tuổi trẻ mọc răng, sốt là biểu hiện chung cho tình trạng này. Những lúc như vậy người làm cha làm mẹ đều không khỏi lo lắng và thường thắc mắc mất bao lâu thì hết sốt. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ giúp bạn điều đó.

tre-sot-khi-moc-rang-mat-bao-lau-thi-khoi

Trẻ bị sốt khi mọc răng khiến bậc phụ huynh lo lắng

Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt do mọc răng

Sốt khi mọc răng ở trẻ là điều thường thấy. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn nhầm lẫn là do các bệnh lý gây nên. Điều này dẫn đến những hệ lụy khôn lường trong việc điều trị và chăm sóc cho trẻ. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, nhận biết trẻ bị sốt do mọc răng cần dựa vào những dấu hiệu sau:

– Lợi sưng đỏ, ngứa ngáy lợi – Sốt từng cơn – Chảy nhiều dãi – Ngừa răng, thích gặm tay ẹm hoặc đồ chơi – Quấy khóc nhiều – Ăn uống kém, sụt cân

tre-sot-khi-moc-rang-mat-bao-lau-thi-khoi

Trẻ chảy nhiều dãi là biểu hiện sốt do mọc răng

Trẻ sốt do mọc răng và sốt do các bệnh lý có nhiều biểu hiện giống nhau nên dễ nhầm lẫn. Để tránh nguy cơ "mất con" bạn nên đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu.

Trẻ sốt khi mọc răng mất bao lâu thì khỏi

Thông thường, khi trẻ bị sốt do mọc răng thì khoảng 2  -3 ngày là những biểu hiện giảm dần, lúc đó răng đã mới chớm nhô lên và cơn sốt cũng bắt đầu hết. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi trẻ. Khi trẻ bị sốt do mọc răng, phụ huynh cũng không cần phải lo lắng quá nhiều, có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm thiểu sốt cho trẻ.

– Dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt thân của trẻ, nếu trên 38 độ C thì bé đã bị sốt cao và nên đưa trẻ đi khám sớm, nếu không kịp thời dễ dẫn đến co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến trẻ bị hôn mê (hoặc tử vong). 

– Hạn chế đừng cho trẻ tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành sắc cạnh, vì có thể trẻ sẽ “nhai” làm tổn thương đến lợi.

tre-sot-khi-moc-rang-mat-bao-lau-thi-khoi

Kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ 

– Lau người cho trẻ bằng nước ấm nhằm giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn.

– Mặc cho trẻ những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra.

– Tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm hạ sốt cho trẻ bởi đá lạnh vừa khiến bé khó chịu lại vừa khiến tình trạng sốt ở trẻ tồi tệ hơn do các mạch máu bị co lại.

– Cho trẻ uống thêm nhiều nước nếu trẻ đi phân nhiều nước hoặc trẻ đi quá nhiều lần trong một ngày.

– Tăng cường các cữ bú cho trẻ trong ngày. Nếu trẻ không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa.

– Khuyến khích trẻ uống thêm nước lọc. Trường hợp trẻ không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng trẻ để không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.

tre-sot-khi-moc-rang-mat-bao-lau-thi-khoi

Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ

– Nếu trẻ bị sốt cao, co giật thì lấy một chiếc khăn mềm nhỏ gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi.

– Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. 

Áp dụng những biện pháp trên, cơn sốt của bé có thể hạ dần.

Rate this post
Lưu ý: Hiệu quả tùy thuộc vào trường hợp của mỗi người
Từ khóa:
//