Hơi thở có mùi không chỉ làm cho bạn mất tự tin khi giao tiếp trước đám đông mà còn “mất điểm” trong mắt người đối diện, cản trợ đến tiến trình công việc và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Tiềm ẩn nhiều mối nguy hại như vậy nhưng liệu mấy ai biết được nguyên nhân gây hôi miệng là do đâu, bài viết dưới đây chia sẻ cho bạn điều đó.
Hôi miệng là vấn đề ai cũng có th
Hơi thở có mùi không chỉ làm cho bạn mất tự tin khi giao tiếp trước đám đông mà còn "mất điểm" trong mắt người đối diện, cản trợ đến tiến trình công việc và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Tiềm ẩn nhiều mối nguy hại như vậy nhưng liệu mấy ai biết được nguyên nhân gây hôi miệng là do đâu, bài viết dưới đây chia sẻ cho bạn điều đó.
Hôi miệng là vấn đề ai cũng có thể mắc phải
Những nguyên nhân gây hôi miệng bạn nên biết
Có nhiều lý do trong cuộc sống này khiến bạn không thể tự tin hòa nhập với mọi người được. Một trong số đó là vấn đề hôi miệng, bệnh lý răng miệng chúng ta thường gặp. Hôi miệng là vấn đề khá nhạy cảm mà hầu như ai cũng đều muốn lảng tránh nó. Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng khi không biết nguyên nhân từ đâu và hướng điều trị thế nào. Chứng hôi miệng hình thành từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu do sự tác động từ bên trong cơ thể chính chúng ta.
– Hôi miệng do các bệnh lý răng miệng: Khoang miệng là nơi xuất phát hôi miệng phần lớn, kết hợp với sự tác động của các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, nha chu, sâu răng, cao răng…tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ và gây ra tình trạng hôi miệng.
Viêm nướu là một trong những bệnh lý gây hôi miệng
– Hôi miệng do bệnh viêm xoang: Ít ai biết được viêm xoang là nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu hiện nay. Khi bị viêm xoang, người bệnh thường có triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi và bắt buộc phải thở bằng miệng. Sau một thời gian, miệng sẽ bị khô và lượng nước bọt giảm, khi đó vi khuẩn hoạt động mạnh và gây hôi miệng.
– Hôi miệng do các bệnh lý cơ thể: Các chứng về dạ dày như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, hở van dạ dày…Khi đó dạ dày suy giảm chức năng và không còn khả năng ngăn chặn mùi thức ăn bốc lên trong quá trình tiêu hóa và gây ra hôi miệng. Ngoài ra, một sốbệnh lý như tiểu đường, viêm gan…cũng là tác nhân gây hôi miệng thường thấy.
– Hôi miệng do thói quen sinh hoạt: Thực phẩm chứa nhiều đường và việc lạm dụng quá nhiều lượng đường gây ra các bệnh lý răng miệng và dẫn đến hôi miệng. Đồng thời, thói quen hút thuốc lá và vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là tác nhân gây hôi miệng.
Thói quen hút thuốc là nguyên nhân gây hôi miệng
Đó là trong số các nguyên nhân gây hôi miệng thường thấy. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào thì chứng hôi miệng vẫn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, đặc biệt là những cuộc giao tiếp. Vì vậy, để cải thiện hơi thở có mùi việc loại trừ nó cần có hướng điều trị phù hợp.
Cách khắc phục chứng hôi miệng hiệu quả
Loại bỏ mùi hôi khó chịu ở miệng tuy đơn giản nhưng cần kiên trì và thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ mới đạt kết quả. Có thể áp dụng một số cách chữa hôi miệng như sau:
– Vệ sinh răng miệng khoa học là việc làm thiết thực giúp bảo vệ răng miệng luôn được khỏe mạnh. Mỗi ngày nên đánh răng ít nhất 2 lần, dùng nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ những vụn thức ăn kẹt lại ở kẽ răng.
– Giữ miệng ẩm bằng cách thường xuyên uống nước.
Chăm sóc răng miệng đúng cách để tránh hôi miệng
– Chế độ ăn uống phù hợp, nên tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng như tỏi…Đồng thời, hạn chế hút thuốc lá, tác nhân gây hôi miệng thường thấy ở nam giới. – Mỗi bữa ăn nên bổ sung nhiều trái cây và rau và giới hạn thịt, các chất béo. – Nếu hôi miệng do các bệnh lý cơ thể gây ra thì nên điều trị dứt điểm các bệnh lý đó. – Đi khám nha sĩ đều đặn, ít nhất 6 tháng/lần. Để hơi thở luôn được thơm tho, dễ chịu điều đầu tiên bạn nên thực hiện là chăm sóc răng miệng cho thật tốt và can thiệp đến nha khoa nếu chứng hôi miệng trở nên nghiêm trọng.